Kinh Nghiệm Hồn Lìa Khỏi Xác - Sự Thật Hay Chỉ Là Bịa Đặt !??
Bí ẩn về cái chết luôn luôn là nỗi ám ảnh của con người. Từ rất xa xưa, người ta đã muốn khám phá thế giới của con người sau khi chết. Thế nhưng trước đây, đi vào lĩnh vực ấy, chủ yếu chỉ có hai con đường: triết học và tôn giáo. Từ thế kỷ XVI đến nay, vấn đề được xét dưới một khía cạnh mới mang sắc thái sinh lý, sinh vật và y học.
Từ hơn 100 năm trước, những hiện tượng tâm linh được nhìn dưới góc độ khoa học. Loại nghiên cứu này được gọi là tâm linh học với nhiều tổ chức như Hội điều tra tâm linh của Đại học Cambride thành lập từ thập nhiên 1850. Gần đây, tên gọi tâm linh học được thay thế bằng siêu tâm lý học (Parapsychology). Một trong những vấn đề được ngành siêu tâm lý học quan tâm là những kinh nghiệm kỳ lạ thoát ly thân xác và thể nghiệm cận kề cái chết.
Kinh nghiệm thoát xác (Out of the body experience - viết tắt OBE)
Có thể được hiểu là kinh nghiệm linh hồn thoát ly thân xác, được tâm linh học giải thích: "Đó là kinh nghiệm của một cá nhân ở góc độ ngoài thân thể nhận biết thế giới". Hiện tượng thấu thị hay tri giác siêu cảm quan đều là những biểu hiện miêu tả tính chất của kinh nghiệm thoác xác. Một số thư tịch cổ đều có đề cập tới việc thần du, hồn du, nhập minh (vào cõi u minh), xuất thần, xuất hồn, cùng nhiều dạng thể nghiệm cảm nhận trực giác cái chết.
Hiện tượng này được coi là đặc thù nhưng không phải hiếm thấy trong sử sách cổ của Trung Hoa và cả ở phương Tây. Vào thế kỷ XVII, một nhà khoa học trứ danh của Thụy Điển đã trải qua những kinh nghiệm kỳ lạ như vậy. Từ 55 đến 84 tuổi, mỗi ngày Swif liên tục nằm mộng giữa ban ngày. Trong giấc mơ - một hình thức thoát xác - ông đã thần du lên trời, xuống đất, gặp gỡ thiên sứ, hội ngộ với nhiều vua chuá xa xưa, tiếp xúc với vô số linh hồn, giao du với người cung trăng, người Hoả tinh, Thủy tinh. Ông đã tường thuật chi tiết những điều tai nghe mắt thấy... trong mơ.
Từ đó, ông thiết lập lý luận mang tên Đối ứng u minh. Ở phương Tây, vấn đề nghiên cứu hiện tượng thoát xác - thần du đã trải qua lịch sử hơn 100 năm. Ra đời sớm nhất và phổ biến nhất về loại kinh nghiệm này là học thuyết "thần tri", được dùng làm cơ sở để xác lập lý luận Astral body, có nghĩa là một loại gần giống linh hồn, có thể tách rời thân xác để ngao du.
Năm 1929, hai tác giả người Anh và Mỹ - Carynton và Merdeen - hợp tác để hoàn thành công trình Linh thể rời thần xác. Trong công trình này, họ đưa ra nhiều dẫn chứng về hiện tượng linh thể thần du. Về sau, để phân biệt với khái niệm Asstral body, tâm linh học gọi hiện tượng này là kinh nghiệm thoát xác.
Theo điều tra của các chuyên gia, kinh nghiệm thoát xác là một loại thể nghiệm tương đối phổ biến với số người trải qua kinh nghiệm này khá đông. Điều tra tại Mỹ, Anh, Bangladesh, Hà Lan cho biết số người trải qua kinh nghiệm thoát thể chiếm từ 8 - 34%. Có người đã trải qua nhiều lần kinh nghiệm này, một số người khác còn cho biết họ có khả năng thoát xác một cách chủ động.
Thực ra, kinh nghiệm thoát xác và tín niệm tôn giáo không hề liên quan nhau. Đại đa số những người có kinh nghiệm này đều kiên trì cho rằng kinh nghiệm của họ và hiện tượng mộng cảnh là hoàn toàn khác biệt, bởi trong kinh nghiệm thoát xác, người ta có thể nhớ lại rõ ràng. Theo điều tra của Green, một phụ nữ đã tự thuật: "Lúc đó, tôi bị bệnh trầm trọng, đang nằm trên giường trong bệnh viện và không thể nhìn thấy bên ngoài. Một buổi sáng sớm, tôi cảm thấy mình bay bổng lên, nhìn xuống các bệnh nhân khác, đồng thời thấy chính tôi đang tựa vào chiếc gối, mặt trắng bệch. Bác sĩ cùng em gái tôi mang bình dưỡng khí đến trên một góc giường - nơi có cô gái quấn băng trên đầu. Bỗng nhiên, tất cả đều biến thành một khoảng trống không. Khi mở mắt, tôi thấy em gái tôi đang đứng trước mặt". Khi bà kể lại sự việc, em gái bà kinh ngạc vì hoàn toàn đúng như sự thật đã diễn ra. Nhiều người trải qua kinh nghiệm này đều có thể kể lại một cách sống động. Họ nói rằng trong thời gian thoát xác, thị giác hoạt động tối ưu, có thể nhìn thấy xuyên qua tường vách, chân di chuyển nhẹ nhàng và không có gì có thể cản ngăn hành động của họ. Có điều, khi cố ý di chuyển một đồ vật, họ không thực hiện được cũng như không thể làm cho người khác nhận ra mình. Trong những thể nghiệm của những người sống lại sau khi được chẩn đoán là đã tử vong, họ thường ở thư thế thật thoải mái và có khả năng tri giác siêu cảm quan như kiểu "thiên lý nhãn".
Trước hiện tượng này, nhiều chuyên gia phương Tây đã dùng nhiều phương pháp để nghiên cứu và khám phá. Đối với các trường hợp có thể chủ động thực hiện kinh nghiệm thoát xác, dùng thiết bị thăm dò, kết quả cho thấy khi thoát xác, chỉ số của tim, điện não đồ, hoạt động của nhãn cầu đều từ từ thay đổi. So với lúc ngủ và nằm mơ, các chỉ số sinh lý này có điểm khác biệt, chứng tỏ rằng kinh nghiệm thoát ly thân xác không phát sinh trong lúc ngủ và là một loại trạng thái tâm lý đặc thù không giống như giấc mơ. Khi kiểm tra bằng các thiết bị tia hồng ngoại và tử ngoại, các thiết bị điện trở biến nhiệt, rất ít khi nhận được phản ứng. Điều đó chứng tỏ rằng trong thời kỳ trải qua kinh nghiệm thoát xác, không xảy ra các hiện tượng vật lý bình thường. Nói cách khác, nếu có, thì hiện tượng vật lý này chưa thể nhận biết bằng các thiết bị hiện có, mà cần thiết một phương pháp thăm dò khác.
Theo Phật giáo, khi đạt tình trang "xuất thần", con người có thể nhận biết "dương thần" và cả "âm thần" mà người khác không thể thấy được. Kinh Lăng Nghiêm của Phật giáo, quyển thứ 9 nói người tu theo lối thiền định, đạt trình độ "âm tận" (đệ tứ thiền" thì có thể "kỳ tâm ly thân, phản quan lỳ diện, khứ trú tự do" (tâm rời thân xác, nhìn thấy chính mình, đi ở tự do) và "tâm ly kỳ hình, như điều xuất lung" (tâm rời hình xác như chim sổ lồng). Mật giác Tây Tạng cũng nhắc tới trường hợp "ảo thân", tức thần thức có khả năng thoát ly thể xác.